Pfolio hay Portfolio là gì? Với thị trường lao động ngày càng có xu hướng cạnh tranh khốc liệt. Các ứng viên đều tìm cách để mình nổi bật trong mắt nhà tuyển dụng. Portfolio là một trong những biện pháp tốt, để ứng viên thể hiện năng lực của bản thân thông qua các công việc và dự án đã thực hiện.
Pfolio hay Portfolio là gì?
Xuất phát từ tiếng Ý, portfolio là một từ ghép của “portare” (nghĩa là “mang đến”) và “foglio” (nghĩa là “tờ giấy”). Pfolio hay Portfolio là tài liệu tổng hợp các sản phẩm, dự án cá nhân tiêu biểu của ứng viên.
Có thể hiểu pfolio chính là hồ sơ năng lực. Tài liệu này giúp ứng viên thể hiện “tay nghề” của bản thân thông qua các công việc chuyên môn mà họ đã thực hiện. Từ đó, nhà tuyển dụng có thể dễ dàng hình dung, đánh giá về khả năng và mức độ phù hợp của ứng viên.
Ngày nay, khi xu hướng làm việc freelance ngày càng “lên ngôi”, portfolio cũng được quan tâm và sử dụng nhiều hơn.

Ngành nào thì cần làm Portfolio?
Ngành Content Marketing
1 pfolio hay portfolio về content marketing ấn tượng là blog Tuhoccontent của Giao Đặng.
Có thể thấy, portfolio là blog cá nhân như của Giao Đặng khá cần thiết đối với các copywriter hoặc content marketer và giúp họ thể hiện năng lực chuyên môn. Thông qua việc xây dựng pfolio trên nền tảng blog, ứng viên có thể chứng minh cho nhà tuyển dụng:
- Kiến thức chuyên môn về lĩnh vực content
- Phong cách viết cá nhân và khả năng sáng tạo
- Kinh nghiệm thực chiến thông qua nhiều case study với kết quả công việc rõ ràng
Bên cạnh đó, blog còn là nơi giúp các “cây viết” xây dựng thương hiệu cá nhân, từ đó có được nhiều cơ hội công việc hấp dẫn hơn sau này.
Ngành Thiết kế
Gì Ta là một portfolio chuyên nghiệp thuộc lĩnh vực thiết kế – minh hoạ.
Có thể thấy, portfolio như của dự án Gì Ta có thể được xem “phòng trưng bày” online, giúp các nhà thiết kế thể hiện tài nghệ, gu thẩm mỹ và phong cách riêng biệt.
Sẽ rất khó để có thể miêu tả bằng chữ những yếu tố này. Tuy nhiên, việc trình bày các tác phẩm mẫu trên portfolio sẽ giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn cụ thể về khả năng, phong cách thiết kế của ứng viên.
Hãy tưởng tượng giữa dòng miêu tả “Tôi có sở trường thiết kế User Interface (UI) cho ứng dụng di động.”
Và những hình ảnh từ pfolio Gì Ta như dưới đây:

Bạn cảm thấy bị thuyết phục với cách thể hiện nào hơn? Có thể thấy, pfolio có sức mạnh rất lớn trong việc trình bày khả năng và phong cách thiết kế đấy.
Tham khảo thêm về: Bí quyết sử dụng Linkedln hiệu quả
Ngành Công nghệ – Thông tin
Công nghệ – Thông tin cũng là ngành mà ứng viên cần xây dựng portfolio để chinh phục nhà tuyển dụng. Bạn có thể tham khảo một portfolio xịn xò trong lĩnh vực này từ Tuanmon – Product Manager tại Holistics.

Như có thể thấy từ pfolio của Tuanmon, thông qua hồ sơ năng lực, người làm việc trong lĩnh vực Công nghệ – thông tin dễ dàng thể hiện năng lực của mình.
Đây là nơi tổng hợp các bài viết chuyên môn, trình bày dự án đã thực hiện. Nhờ đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá toàn diện kiến thức, kỹ năng thực tế của ứng viên.
Pfolio khác gì với CV
Mục tiêu khác nhau
CV là viết tắt của curriculum vitae, hay còn gọi là resume, tức là hồ sơ ứng tuyển.
Mục đích của việc gửi CV là để nhà tuyển dụng biết bạn là ai, có xuất thân và nền tảng giáo dục như thế nào, đã từng công tác ở đâu. Có thể nói, CV chính là hồ sơ thiết yếu cho bất kỳ công việc nào.

Trong khi đó, portfolio là hồ sơ năng lực, giúp nhà tuyển dụng biết được khả năng và chất lượng công việc thực tế bạn đã làm. Khác với CV, portfolio phổ biến với nhân lực của nhóm ngành sáng tạo như Marketing, Graphic Design, Developer, Video Editor, Producer, v…v…
Thông tin cung cấp khác nhau
Vì có mục đích khác nhau, thông tin cung cấp bởi CV và portfolio cũng có nhiều điểm khác biệt.
CV thường bao gồm các thông tin căn bản, thành tích, lịch sử làm việc của ứng viên và được gói gọn trong 1-2 trang A4. Một số đề mục cần có trong CV là:
- Mục tiêu nghề nghiệp
- Lịch sử làm việc
- Quá trình học tập và bằng cấp
- Kỹ năng
- Sở thích
Trong khi đó, nội dung của portfolio thường dài và chi tiết hơn. Bên cạnh các thông tin liên hệ, portfolio còn bao gồm các sản phẩm, dự án mẫu mà ứng viên đã thực hiện và mang dấu ấn cá nhân.

Một số nội dung nên được bao hàm trong portfolio là:
- Tuyên bố về tính nguyên bản (Statement of originality). Đây là lời khẳng định những sản phẩm, dự án mà bạn đã đưa vào portfolio của mình là do mình tạo nên.
- Thông tin về sản phẩm
- Câu chuyện đằng sau sản phẩm
- Triết lí của bạn trong công việc
- Thông tin cá nhân
Bí quyết để xây dựng portfolio (pfolio) ấn tượng
Bố cục logic, hợp lý
Portfolio thường mang tính cá nhân và không có khuôn mẫu cụ thể. Dù vậy, nếu bạn tuỳ ý sắp xếp các dự án, thông tin mà không theo trình tự nào, người đọc sẽ không thể hình dung được thông điệp mà bạn truyền tải.
Bố cục hợp lý, logic chính là điều kiện tiên quyết để nhà tuyển dụng nhìn thấy được khả năng, sở trường và phong cách của bạn.

Để làm được điều đó, bạn có thể sắp xếp bố cục portfolio của mình sao cho trả lời lần lượt các câu hỏi sau:
- Bạn là ai?
- Bạn có chuyên môn như thế nào?
- Định hướng của bạn trong công việc là gì?
- Bạn có thể đóng góp gì cho doanh nghiệp?
- Khách hàng nói gì về bạn?
- Làm thế nào để liên hệ với bạn?
Tính thẩm mỹ
Mỗi portfolio cũng được xem là một cách để bạn marketing bản thân đến nhà tuyển dụng.
Vì thế, bạn nên trau chuốt về cả hình thức của portfolio để dễ dàng thu hút người khác, cho dù lĩnh vực mà bạn làm việc không phải là thiết kế.

Bạn có thể tham khảo từ các mẫu portfolio cùng lĩnh vực hoặc thuê freelance designer để có một hồ sơ năng lực chuyên nghiệp. Lưu ý là, hãy mang bản sắc cá nhân vào thiết kế của portfolio nữa nhé!
Kể được câu chuyện của bản thân
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng portfolio chỉ là 1 gian triển lãm, nơi các hình ảnh, sản phẩm, dự án của bạn được trưng bày mà không cần câu chuyện.
Tuy nhiên, điều này là khá lãng phí và khó tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bởi lẽ họ khó lòng có thể cảm nhận trọn vẹn sản phẩm của bạn chỉ qua 1 đường link, 1 hình ảnh, 1 bài viết.

Thay vào đó, hãy mang đến cho người đọc 1 câu chuyện. Bạn có thể cung cấp thêm thông tin về quá trình nghiên cứu khách hàng, thị trường hoặc quy trình tạo ra sản phẩm đó.
Hoặc để “thổi hồn” vào portfolio, bạn có thể chia sẻ những thách thức mình đã vượt qua hoặc những insight thú vị mà bạn đã khám phá được khi thực hiện nó.
Khi ấy, nhà tuyển dụng có thể đánh giá toàn diện tư duy, khả năng, tinh thần của bạn. Họ cũng sẽ có ấn tượng mạnh mẽ hơn với portfolio chi tiết và đậm tính cá nhân, từ đó dễ dàng bị chinh phục hơn.
10 mẫu portfolio (pfolio) chuyên nghiệp cho bạn tham khảo
Mẫu portfolio ấn tượng ngành marketing
Mẫu portfolio của Kelsey O’Halloran

Mẫu pfolio ấn tượng ngành thiết kế
Mẫu portfolio của Art Director và nhà thiết kế Elise Eskanazi
Mẫu portfolio của nhà thiết kế và minh hoạ Shanti Sparrow


Mẫu Portfolio ấn tượng ngành Công nghệ – thông tin
Mẫu portfolio của Product Manager Tuanmon
Chuẩn bị một Portfolio kỹ càng sẽ là một bước đệm cho việc tiếp cận dễ dàng cũng như gây ấn tượng tốt đẹp với nhà tuyển dụng. Vì vậy hãy trang bị cho mình kĩ năng xây dựng Porfolio để có cơ hội việc làm tốt hơn, thăng tiến trong tương lai.

WinPlace chúc các doanh nghiệp thành công!